Muốn hay không - hàng ngày bạn tiếp xúc với đủ loại vi trùng virus. Tuy nhiên, chúng sẽ không hại gì bạn, nếu hệ miễn dịch của bạn khoẻ mạnh và sức đề kháng tốt. Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch là điều cần thiết đối với mỗi người. Chỉ cần vài thay đổi vặt trong cuộc sống thường nhật cũng có thể làm tăng sức đề kháng của bạn.
1. Thịt bò cung cấp kẽm tăng sức đề kháng
Thịt bò cung cấp kẽm cho cơ thể
Kẽm là chất dinh dưỡng cần thiết của có thể. Thiếu kẽm là thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất ở bộ phận người Mỹ trưởng thành, đặc biệt là người ăn chay và người cắt giảm thịt bò trong chế độ ăn uống. Thiếu chất kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh vì kẽm giúp tăng sức đề kháng. William Boisvert một chuyên gia về dinh dưỡng và miễn dịch tại Viện nghiên cứu The Scripps tại La Jolla của Mỹ cho hay nguồn kẽm trong thịt bò giúp phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể.
Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
2. Nấm hồi sinh các tế bào máu cải thiện hệ miễn dịch
Nấm cải thiện tăng cường hệ miễn dịch
Nấm được biết đến như thực phẩm duy trì hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả. Giám đốc của Viện Y Thảo dược ở Washington, Douglas Schar cho biết: “Nấm tăng hoạt động và sản xuất tế bào máu trắng của cơ thể theo cách tích cực nhất, đây là điều tốt khi bạn bị nhiễm trùng”.
Nấm hương còn được coi là “cao lương mỹ vị”, là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao. Trong nấm hương không những có chứa axit béo không bão hòa cao, mà còn chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Nấm hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Nấm có thể sử dụng đa dạng trong bữa ăn, như thêm vào mì, xào với dầu hoặc thêm trứng hay trong pizza. Về cơ bản, đã qua sơ chế hay chế biến, nấm vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng của mình và cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
3. Bông cải xanh tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Bông cải xanh giúp tăng cường sức đề kháng
Bông cải xanh dễ dàng thấy ở trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, nó là yếu tố cơ bản để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Một nghiên cứu cho thấy, hóa chất trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch của chuột.
Hơn nữa, bông cải xanh giàu dinh dưỡng, có thể bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công. Ngoài ra, loại rau này còn chứa cả vitamin A, vitamin C và glutathione. Có thể thêm một chút pho mát ít béo để làm một món salad với đầy đủ vitamin A, B, C, D giúp cải thiện hệ miễn dịch.
4. Khoai lang tăng cường bảo vệ cơ thể
Khoai lang tạo thành vững chắc bảo vệ cơ thể
Khoai lang có tác dụng tái tạo làn da bền vững chống lại vi khuẩn, vi-rút và một số tác nhân gây bệnh khác. Da là bộ phận rộng lớn nhất trên cơ thể con người, một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch như bức tường chống lại vi khuẩn, virus, và các vi khuẩn tấn công cơ thể khác và để khỏe mạnh làn da cần được cung cấp vitamin A.“Vitamin A giúp sản sinh các mô liên kết, một thành phần quan trọng của da”, theo tiến sĩ David Katz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh tật Yale-Griffin. Một trong những cách tốt nhất để bổ sung vitamin A là từ thực phẩm chứa beta-carotene (như khoai lang, cà rốt, quả bí đỏ). Beta-carotene khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.
5. Chè xanh tăng cường vi khuẩn có lợi
Uống chè xanh hằng ngày giúp tăng cường vi khuẩn có lợi
Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch khi khỏe mạnh sẽ loại bỏ những vi khuẩn gây hại và sửa chữa những tổn thương lên tế bào, DNA, và thúc đẩy quá trình lão hóa, đồng thời tái tạo tế bào mới hiệu quả. Antioxidants – hợp chất trong trà có thể thu dọn các gốc tự do trước khi chúng phá hoại cơ thể. Trái cây và rau quả cũng cung cấp các chất chống oxy hóa, nhưng trong trà đen và trà màu xanh lá cây có hợp chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại rau quả khác. Ngoài ra, hợp chất polyphenol trong trà cao đem đến hiệu quả giảm cân cho người ít vận động.
6. Tỏi tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi kích thích enzym hoạt động, kháng khuẩn
Thành phần allicin có nhiều trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao. Các nhà khoa học Anh đã khảo sát trên 146 người, một nhóm dùng giả dược và nhóm còn lại dùng chiết xuất từ tỏi trong 12 tuần. Kết quả là nhóm dùng tỏi giảm được tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, ở những ai nhai hơn 6 múi tỏi mỗi tuần, nguy cơ bị ung thư ruột kết giảm được 30% và tỷ lệ này ở ung thư dạ dày là 50%.
Tỏi có chứa một số chất chống oxy hóa có thể chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch. Trong đó bao gồm cả khuẩn H. pylori có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày là cách để kích hoạt những enzym tăng hệ miễn dịch.
7. Cá bổ sung omega-3 tăng cường sức đề kháng
Cá bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng
Cá hồi, cá thu và cá trích là nguồn phong phú a-xít béo omega-3g giúp giảm chứng viêm sưng, tăng lượng khí ô-xy vào cơ thể và bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm lạnh hoặc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bạn có thể ăn 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết.
8. Vitamin và các thành phần vi khoáng
Trung bình cứ vài ngày cơ thể lại thay đổi 1 phần tư tổng số tế bào tự vệ, tức đội quân bạch cầu. Một số thậm chí có cuộc sống ngắn hơn, chỉ 36 giờ, sau đó sẽ bị thay thế bằng quân số mới. Để quá trình này diến ra bình thường, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các hợp chất dinh dưỡng khác khau, nhất là một số vitamin và vi khoáng. Chúng cần có trong thực đơn hàng ngày.
Đồng: Nhờ nguyên tố vi lượng này, bạch cầu có thể tiêu diệt mọi kẻ thù của cơ thể. Đồng có nhiều trong sò huyết, đậu đỗ, lạc vừng, hạt bí đỏ, socola...
Kẽm: Với sự tham gia của kẽm trong tuỷ xương sẽ xuất hiện bạch cầu. Nguồn cung cấp kẽm là hải sản, thịt, cây có củ và nốt sần.
Vitamin A: Thiếu Vitamin A dẫn đến tình trạng giảm thiểu tuyến thượng thận và số lượng bạch cầu. Vitamin A có trong thịt (nhất là gan), bơ, sữa béo, pho ma.
Axit folic và vitamn B12: Chúng kiểm soát quá trình tạo ra bạch cầu trong tuỷ xương. Axit có trong đậu đỗ đã nấu chín, rau xanh lá nhọn, spinac... Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩm chế biến từ thịt, trong thịt bò nạc, trong sữa gầy và trứng gà.
Vitamin E: Hỗ trợ hệ miễn dịch trong cuộc chiến chống các thành phần tự do. Tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch, khi dịch bệnh tấn công. Nguồn cung cấp vitamin E tốt nhất là hạt hướng dương, lạc, mầm lúa mạch, dầu thực vật, dầu cá, trứng gà.
Vitamin C: Tăng cường sức mạnh bạch cầu trong nỗ lực tiêu diệt kẻ thù của cơ thể. Các sản phẩm giàu vitamin C: Cam chanh, súp lơ xanh, bắp cải...
Theo eupharma.vn
1. Thịt bò cung cấp kẽm tăng sức đề kháng
Thịt bò cung cấp kẽm cho cơ thể
Kẽm là chất dinh dưỡng cần thiết của có thể. Thiếu kẽm là thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất ở bộ phận người Mỹ trưởng thành, đặc biệt là người ăn chay và người cắt giảm thịt bò trong chế độ ăn uống. Thiếu chất kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh vì kẽm giúp tăng sức đề kháng. William Boisvert một chuyên gia về dinh dưỡng và miễn dịch tại Viện nghiên cứu The Scripps tại La Jolla của Mỹ cho hay nguồn kẽm trong thịt bò giúp phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, vi-rút mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể.
Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
2. Nấm hồi sinh các tế bào máu cải thiện hệ miễn dịch
Nấm cải thiện tăng cường hệ miễn dịch
Nấm được biết đến như thực phẩm duy trì hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả. Giám đốc của Viện Y Thảo dược ở Washington, Douglas Schar cho biết: “Nấm tăng hoạt động và sản xuất tế bào máu trắng của cơ thể theo cách tích cực nhất, đây là điều tốt khi bạn bị nhiễm trùng”.
Nấm hương còn được coi là “cao lương mỹ vị”, là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein và chất béo cao. Trong nấm hương không những có chứa axit béo không bão hòa cao, mà còn chứa một lượng lớn ergosterol và fungisterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, có tác dụng rất tốt trong việc tăng đề kháng với bệnh, phòng ngừa và điều trị bệnh cúm. Nấm hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Nấm có thể sử dụng đa dạng trong bữa ăn, như thêm vào mì, xào với dầu hoặc thêm trứng hay trong pizza. Về cơ bản, đã qua sơ chế hay chế biến, nấm vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng của mình và cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
3. Bông cải xanh tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
Bông cải xanh giúp tăng cường sức đề kháng
Bông cải xanh dễ dàng thấy ở trong các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, nó là yếu tố cơ bản để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Một nghiên cứu cho thấy, hóa chất trong bông cải xanh có thể kích thích hệ thống miễn dịch của chuột.
Hơn nữa, bông cải xanh giàu dinh dưỡng, có thể bảo vệ cơ thể tránh bị bệnh tật tấn công. Ngoài ra, loại rau này còn chứa cả vitamin A, vitamin C và glutathione. Có thể thêm một chút pho mát ít béo để làm một món salad với đầy đủ vitamin A, B, C, D giúp cải thiện hệ miễn dịch.
4. Khoai lang tăng cường bảo vệ cơ thể
Khoai lang tạo thành vững chắc bảo vệ cơ thể
Khoai lang có tác dụng tái tạo làn da bền vững chống lại vi khuẩn, vi-rút và một số tác nhân gây bệnh khác. Da là bộ phận rộng lớn nhất trên cơ thể con người, một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch như bức tường chống lại vi khuẩn, virus, và các vi khuẩn tấn công cơ thể khác và để khỏe mạnh làn da cần được cung cấp vitamin A.“Vitamin A giúp sản sinh các mô liên kết, một thành phần quan trọng của da”, theo tiến sĩ David Katz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa bệnh tật Yale-Griffin. Một trong những cách tốt nhất để bổ sung vitamin A là từ thực phẩm chứa beta-carotene (như khoai lang, cà rốt, quả bí đỏ). Beta-carotene khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.
5. Chè xanh tăng cường vi khuẩn có lợi
Uống chè xanh hằng ngày giúp tăng cường vi khuẩn có lợi
Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch khi khỏe mạnh sẽ loại bỏ những vi khuẩn gây hại và sửa chữa những tổn thương lên tế bào, DNA, và thúc đẩy quá trình lão hóa, đồng thời tái tạo tế bào mới hiệu quả. Antioxidants – hợp chất trong trà có thể thu dọn các gốc tự do trước khi chúng phá hoại cơ thể. Trái cây và rau quả cũng cung cấp các chất chống oxy hóa, nhưng trong trà đen và trà màu xanh lá cây có hợp chất chống oxy hóa cao hơn so với các loại rau quả khác. Ngoài ra, hợp chất polyphenol trong trà cao đem đến hiệu quả giảm cân cho người ít vận động.
6. Tỏi tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi kích thích enzym hoạt động, kháng khuẩn
Thành phần allicin có nhiều trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao. Các nhà khoa học Anh đã khảo sát trên 146 người, một nhóm dùng giả dược và nhóm còn lại dùng chiết xuất từ tỏi trong 12 tuần. Kết quả là nhóm dùng tỏi giảm được tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, ở những ai nhai hơn 6 múi tỏi mỗi tuần, nguy cơ bị ung thư ruột kết giảm được 30% và tỷ lệ này ở ung thư dạ dày là 50%.
Tỏi có chứa một số chất chống oxy hóa có thể chống lại những vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch. Trong đó bao gồm cả khuẩn H. pylori có liên quan tới bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày là cách để kích hoạt những enzym tăng hệ miễn dịch.
7. Cá bổ sung omega-3 tăng cường sức đề kháng
Cá bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng
Cá hồi, cá thu và cá trích là nguồn phong phú a-xít béo omega-3g giúp giảm chứng viêm sưng, tăng lượng khí ô-xy vào cơ thể và bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm lạnh hoặc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bạn có thể ăn 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết.
8. Vitamin và các thành phần vi khoáng
Trung bình cứ vài ngày cơ thể lại thay đổi 1 phần tư tổng số tế bào tự vệ, tức đội quân bạch cầu. Một số thậm chí có cuộc sống ngắn hơn, chỉ 36 giờ, sau đó sẽ bị thay thế bằng quân số mới. Để quá trình này diến ra bình thường, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các hợp chất dinh dưỡng khác khau, nhất là một số vitamin và vi khoáng. Chúng cần có trong thực đơn hàng ngày.
Đồng: Nhờ nguyên tố vi lượng này, bạch cầu có thể tiêu diệt mọi kẻ thù của cơ thể. Đồng có nhiều trong sò huyết, đậu đỗ, lạc vừng, hạt bí đỏ, socola...
Kẽm: Với sự tham gia của kẽm trong tuỷ xương sẽ xuất hiện bạch cầu. Nguồn cung cấp kẽm là hải sản, thịt, cây có củ và nốt sần.
Vitamin A: Thiếu Vitamin A dẫn đến tình trạng giảm thiểu tuyến thượng thận và số lượng bạch cầu. Vitamin A có trong thịt (nhất là gan), bơ, sữa béo, pho ma.
Axit folic và vitamn B12: Chúng kiểm soát quá trình tạo ra bạch cầu trong tuỷ xương. Axit có trong đậu đỗ đã nấu chín, rau xanh lá nhọn, spinac... Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩm chế biến từ thịt, trong thịt bò nạc, trong sữa gầy và trứng gà.
Vitamin E: Hỗ trợ hệ miễn dịch trong cuộc chiến chống các thành phần tự do. Tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch, khi dịch bệnh tấn công. Nguồn cung cấp vitamin E tốt nhất là hạt hướng dương, lạc, mầm lúa mạch, dầu thực vật, dầu cá, trứng gà.
Vitamin C: Tăng cường sức mạnh bạch cầu trong nỗ lực tiêu diệt kẻ thù của cơ thể. Các sản phẩm giàu vitamin C: Cam chanh, súp lơ xanh, bắp cải...
Theo eupharma.vn
Đăng nhận xét