Ngày xưa có một đàn nhím, tất cả đều có lông nhọn trên lưng, nằm rúc vào nhau để giữ ấm qua mùa đông. Hẳn là chúng không bao giờ có thể biết được rằng nếu tách xa nhau thì sẽ ra sao. Chỉ một chút xê dịch ra xa là chúng không thể giữ ấm cho nhau được, vì thế chúng rúc lại gần nhau hơn, nhưng chúng càng ép lại gần nhau, các gai nhọn lại châm vào nhau, thế là chúng lại bắt đầu tách ra xa ; nhưng chúng làm vậy lại bị lạnh. Phải mất một thời gian khá dài đàn nhím nhận ra khoảng cách thích hợp giữa chúng, để chúng có thể giữ ấm cho nhau mà không làm nhau bị thương.
LỜI BÌNH:
Qua câu chuyện ta mới thấy rằng, trong cuộc sống có nhiều người nghĩ rẳng: Sao người bạn thân không đối xử với mình tốt hơn một chút để mình đối xử với anh ấy tốt hơn. Hoặc: Sao gia đình bạn có chuyện, vụ cãi nhau với vợ chồng chẳng hạn, tại sao bạn lại không nói với tôi để tôi can thiệp, hòa giải giúp bạn?...
Nhiều người trong chúng ta nghĩ như vậy. Nhưng ta cần phải nghĩ lại: Sự gần gũi thái quá có xu hướng làm tổn thương người khác. Khi bạn thấy một người bạn đang làm điều gì đó sai trái, bạn nên cảnh báo cho họ và can gián bằng thiện chí, nhưng nếu họ thực sự không lắng nghe, thì hãy thôi. Đừng nói gì thêm nữa, nếu không bạn sẽ bị tổn thương.
“Sự độc lập và một khoảng cách tôn trọng là thiết yếu đối với phẩm gía của một cá nhân. Nó phải được duy trì, cho dù là giữa những người thân thiết với nhau”. Dù giữa cha mẹ và con cái, hoặc giữa vợ chồng với nhau, một khi bạn đi quá giới hạn đến giai đoạn là “quấy rầy” nhau thì bạn không còn giữ khoảng cách thích đáng với nhau nữa. Sẽ có vấn đề xảy ra, làm mất đi tình bằng hữu hoặc thậm chí sẽ sớm xuất hiện sự sụp đổ hoàn toàn các mối quan hệ. “Dù đối với bạn bè hay gia đình, chúng ta đều phải biết các giới hạn của chúng ta nằm ở đâu”. Tình yêu của cha mẹ đối với con cái thật sự trọn vẹn có nghĩa là để con trẻ độc lập càng sớm càng tốt ; để con mình biết tự lập càng sớm thì bạn càng thành công trong vai trò làm cha mẹ.
Bởi vậy, trong cuộc sống chúng ta thường gặp các tình huống bối rối:
1. Cha mẹ quá yêu thương con, nhưng điều ấy lại chỉ đẩy họ xa đứa con mình.
2. Bạn bè thân cận, gần gũi hết mức, nhưng lại thường kết thúc bằng việc làm tổn thương lẫn nhau.
3. Có người tìm mọi cách cố gắng cải thiện mối quan hệ gần gũi hơn với cấp trên và các đồng nghiệp, nhưng kết quả thường hoàn toàn ngược lại.
4. Tất cả có thể xảy ra, do họ không biết nhận ra các giới hạn, một khoảng cách tôn trọng thiết yếu của nhau.
- ST -
Tạ Văn Bình
Đăng nhận xét