0
Branson không thích ngồi một chỗ xem TV mà muốn tự mình làm điều gì đó, ông cũng luôn lên danh sách chi tiết mọi việc cần thực hiện và không bao giờ buồn bã quá 2 tiếng vì thất bại.

Cần bao nhiều thất bại để thành công / Những câu nói điên rồi của người thành công

Richard Branson rời trường học năm 16 tuổi và thành lập tạp chí Student Magazine cùng một nhóm bạn. Đến thập niên 70, ông sáng lập Virgin Records và Tập đoàn Virgin. Sau đó, Branson lần lượt bổ sung thêm hãng hàng không Virgin Atlantic, Virgin Mobile và Virgin Trains.

Tỷ phú được coi là một trong những doanh nhân thành công nhất nước Anh và là biểu tượng của khởi nghiệp. Dự án mới nhất của ông là Virgin Galactic, được kỳ vọng trở thành hãng du lịch vũ trụ trong tương lai. Dưới đây là những bí quyết thành công của Branson được chia sẻ trên BBC.

 Bí kíp thành công của tỷ phú Richard Branson

1. Theo đuổi ước mơ và làm những gì mình thích

Bạn chỉ sống một lần trong đời, vì thế, hãy làm những việc mình yêu thích. Cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn nếu bạn có thể đi theo đam mê của mình. Khi con người ta được làm như đúng những gì mình khao khát, họ sẽ cảm thấy yêu đời hơn. Đơn giản vì họ đang trên con đường biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Nếu muốn lập doanh nghiệp, hãy đảm bảo đó là việc bạn thực sự đam mê. Như vậy, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ hơn rất nhiều. Đừng cố dành thời gian và công sức làm việc gì đó chỉ để kiếm tiền.

Tôi nghĩ rằng rất nhiều người có ý tưởng tuyệt vời, nhưng chẳng mấy ai thực sự đưa chúng vào thực tiễn. Họ nghĩ rằng chắc có ai đó đã làm việc này rồi, hoặc chỉ đơn giản là không đủ tiền và không dám liều lĩnh. Chỉ những người dám nói dám làm mới có cơ hội hưởng thành quả của cuộc sống.

2. Có ý tưởng thay đổi theo hướng tích cực


Nếu muốn kinh doanh, việc căn bản bạn cần biết là phải có ý tưởng thay đổi cuộc sống của mọi người theo hướng tích cực. Các nhân viên cũng sẽ cảm thấy hứng khởi nếu biết rằng công ty đang làm những việc có ý nghĩa.

3. Làm việc tốt

Nếu bạn không biết cách để thay đổi cuộc sống của người khác, bạn đừng nên dấn thân vào nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp luôn phải có trách nhiệm làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đó là nghĩa vụ của họ với tất cả mọi người, từ nhân viên, khách hàng, cho tới cộng đồng. Điều đáng nói là bản thân doanh nghiệp cũng sẽ có được lợi ích từ chính những việc làm ý nghĩa của mình.

4. Tin vào bản thân

Một khát khao kiên định cùng những mục tiêu rõ ràng chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Nếu đến chính bạn còn chẳng tự hào về công việc đang làm, thì người khác sao có thể coi trọng nó? Đừng mù quáng chạy theo lợi nhuận và tăng trưởng. Thay vào đó, tập trung hết sức vào những gì bạn đang làm và trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, rồi những người khác sẽ làm theo bạn.

5. Hãy tạo không khí vui vẻ và quan tâm đến nhân viên

Tôi cam đoan 100% rằng vui vẻ là một điều rất quan trọng, niềm vui là nhân tố quan trọng nhất - và cũng hay bị coi nhẹ nhất của một doanh nghiệp thành công. Khi bạn làm việc mà không cảm thấy vui nữa, có lẽ nên chuyển sang cái khác. Hãy tạo không khí vui vẻ từ cấp lãnh đạo và duy trì môi trường làm việc thoải mái. Nếu các nhân viên trong công ty vui vẻ và hài lòng, họ sẽ quan tâm tới khách hàng. Họ sẽ yêu công việc mình đang làm và dốc hết sức cho nó.

Thêm vào đó, hãy đảm bảo rằng bạn có những lãnh đạo biết quan tâm, tìm ra điểm tốt và không chỉ trích nhân viên. Con người cũng như hoa thôi, được tưới nước thì sẽ nở, còn không sẽ khô héo và chết.

6. Đừng bỏ cuộc

Việc này là cực kỳ quan trọng. Có rất nhiều thời điểm trong cuộc đời tôi cảm thấy sự sống của mình bị đe dọa, như lúc băng qua Thái Bình Dương bằng khinh khí cầu chẳng hạn. Thế nhưng, chỉ cần kiên trì, bạn sẽ phải ngạc nhiên với những gì mình đã đạt được. Mỗi khi vấp ngã, hãy đứng dậy, lấy lại tinh thần và tiếp tục cố gắng.

Khởi nghiệp cũng chẳng khác phiêu lưu là mấy. Bạn sẽ gặp cả trăm tình huống bị dồn vào đường cùng và phải làm việc ngày đêm để tìm lối ra. Tôi nghĩ rằng mình có thể đối mặt với thất bại khá tốt và không để mình buồn bã quá 2 giờ, miễn là đã làm hết sức.

7. Lắng nghe, ghi chép và luôn tạo thách thức cho bản thân

Nếu bạn không ghi lại những ý tưởng bất chợt của bản thân hay người khác, chúng sẽ bị lãng quên chỉ trong nháy mắt. Vì vậy hãy luôn giữ thói quen ghi chép. Tôi luôn lên danh sách tất cả mọi việc, vì quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt sẽ giúp doanh nghiệp thành công lớn. Hãy tập lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi. Bạn sẽ ngạc nhiên về những lợi ích mà thói quen lắng nghe mang lại. Bạn cũng phải liên tục đặt ra thử thách và mục tiêu mới cho bản thân.

Ngày đầu năm là thời điểm thích hợp để bạn viết ra các mục tiêu cho năm. Chỉ khi thực sự viết ra tất cả những việc muốn làm, bạn mới cảm thấy thôi thúc khi thời gian qua đi mà mình chẳng đạt được mấy.

8. Dành nhiều thời gian cho gia đình

Nghệ thuật dùng người là một trong những kĩ năng then chốt mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Hãy thuê những người có thể bù đắp khuyết điểm của bạn. Một trong những việc đầu tiên mà các doanh nhân cần phải học là nghệ thuật ủy quyền. Hãy tìm người nào đó làm tốt hơn bạn trong việc điều hành công việc hàng ngày của công ty, để giải phóng bản thân, có thời gian nhìn nhận vấn đề ở tầm cao hơn và sắp xếp ở bên gia đình. Việc này rất quan trọng, đặc biệt khi bạn có con cái.

Tôi biết mình là một nhà khởi nghiệp không tồi. Tôi có rất nhiều ý tưởng mới, nhưng lại không chắc chắn mình có đủ kỹ năng quản lý hay không. Đó chính là sự khác biệt.

9. Gấp laptop, tắt iPhone đi và ra ngoài làm điều gì đó

Chớ có dính lấy cái màn hình cả ngày. Hãy tắt hết các thiết bị điện tử và hòa mình vào thế giới đầy thách thức ngoài kia. Bạn có thể bắt đầu bằng việc khám phá chính sân sau nhà mình, và từ đó bước ra xa hơn. Bạn sẽ gặp nhiều con người thú vị, dấn thân vào những cuộc phiêu lưu hấp dẫn và trải qua những thử thách bổ ích. Đừng phí hoài thời gian của mình, bởi cuộc sống đâu phải là một cuộc diễn tập.
10. Khi mọi người nói xấu bạn, hãy chứng minh là họ sai

Có rất nhiều người thích dựa hơi người nổi tiếng để kiếm tiền, ví dụ như ra sách viết về người khác. Điều này rất khó chịu, nhưng nếu bạn lên tiếng chỉ trích hay kiện tụng, việc đó sẽ chỉ quảng cáo cho họ mà thôi. Tôi đã học được cách lờ đi những kẻ như thế.

Cách giải quyết tốt nhất là chứng minh rằng họ đã sai bằng hành động cụ thể. Như quyển "Branson: Đằng sau tấm mặt nạ" chẳng hạn, nó nói rằng chương trình du lịch vũ trụ của chúng tôi chỉ là bày vẽ. Tôi sẽ cho họ thấy đó là quan niệm sai lầm.

(Tổng hợp)

Đăng nhận xét

 
Top