Chiếc bánh kem
Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: - Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh
- Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
___________________________
Cùng nghề
Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi. Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...
___________________________
Giỗ ông
Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nột trên rảo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú nó lấy lại căn chòi, "khuyên" : 14, lớn rồi - nên tự lập.
Anh em dắt díu nhau tha hương.
Trưa. Phụ hồ về trú ngụ - 1 góc ở dưới gầm cầu).
Mệt. Đói. Giở nồi cơm: nhão như cháo.
Thằng anh mắng: đồ hư.
Con em mếu máo: em nấu để... giỗ ông. Ngẩn người.
Chợt nhớ: hôm nay tròn năm, ngày ông mất.
Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão.
Thế mà... ! Ôm em vào lòng nó gọi trong nước mắt: ông ơi !!!
___________________________
Một buổi sáng
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về. Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống. Tưởng bà không nghe, nó nói to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán? Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày.
Mẹ nó đau.
___________________________
Những chiếc bao lì xì
Ba mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và bỏ đầy con heo đất. Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì.
Tôi hỏi: “Mày được bao nhiêu?”
Nó đáp: “Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 cái”
___________________________
Tiền cứu trợ
Lũ. Ba nhắn lên "... Nhà ngập, con đừng về!"
Mỗi ngày, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây. Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.
Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: "Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!"
___________________________
Đánh đổi
Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.
Chung Riêng
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…
Mẹ tôi
Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.
Hoa mai
Cây mai mang cốt cách người, từ xưa cha ông đã nói vậy. Mai đem thân mình đọ khí tiết xung hàn khắc nghiệt của mùa đông mới bật được những đóa vàng kỳ diệu, giống như người quân tử phải nếm trải trăm cay nghìn đắng, rèn luyện tâm trí, giữ lòng trung hiếu. Nét đẹp ấy chỉ hoa mai mới có. Ngày nay mai được cho vào chậu, chăm bón tối đa, nở theo ý muốn, biết phẩm chất kia có còn lưu dẫn trong tinh thần hoa không? Có còn được coi là một trong tứ quý không?
Tro Ấm
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
"Ông ơi vào ăn cơm"
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
Quả thận
-Chị đau thận nặng, anh tự nguyện san sẻ cho chị một quả thận của mình. Hai năm sau, cuộc tình không thành, chị lấy chồng xa xứ, vẫn thường viết thư về thăm tôi, kể rằng mỗi lần nghe vùng thận nhói đau, chị biết anh đang nhớ đến chị. Anh đi biền biệt lâu rồi tôi không gặp, nhưng tôi tin điều chị nói là thật.
Túi khoai thối
Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.
Bàn tay mẹ
Cắt móng tay cho mẹ, chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương, những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh. Bàn tay ấy từng tắm rửa cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ.
Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm nhai. Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được. Con thương mẹ vô cùng.
Ngày Thi Trượt
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
Buổi Sáng Ra Vườn
Sáng sớm ra vườn, thấy một con ốc hưởng ánh nắng mặt trời ở tuốt ngọn cây hoa hồng đầy gai, chị phục nó quá không nỡ giết. Lại thấy con sâu róm đen thui to bằng ngón tay đang vội vã bò đi, nghĩ đến một ngày đẹp trời nó lột xác thành con bướm tuyệt sắc, chị để nó yên.
Buổi chiều, bà chị dẫn về mấy đứa con nít giỡn như quỷ. Chị định la, bỗng nhớ chúng sẽ trở thành người lớn nay mai. Chị mang bánh mời chúng. Ánh mắt chúng đầy vẻ vui mừng biết ơn.
Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai: - Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh
- Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
___________________________
Cùng nghề
Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi. Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...
___________________________
Giỗ ông
Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nột trên rảo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú nó lấy lại căn chòi, "khuyên" : 14, lớn rồi - nên tự lập.
Anh em dắt díu nhau tha hương.
Trưa. Phụ hồ về trú ngụ - 1 góc ở dưới gầm cầu).
Mệt. Đói. Giở nồi cơm: nhão như cháo.
Thằng anh mắng: đồ hư.
Con em mếu máo: em nấu để... giỗ ông. Ngẩn người.
Chợt nhớ: hôm nay tròn năm, ngày ông mất.
Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão.
Thế mà... ! Ôm em vào lòng nó gọi trong nước mắt: ông ơi !!!
___________________________
Một buổi sáng
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về. Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống. Tưởng bà không nghe, nó nói to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán? Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày.
Mẹ nó đau.
___________________________
Những chiếc bao lì xì
Ba mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và bỏ đầy con heo đất. Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì.
Tôi hỏi: “Mày được bao nhiêu?”
Nó đáp: “Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 cái”
___________________________
Tiền cứu trợ
Lũ. Ba nhắn lên "... Nhà ngập, con đừng về!"
Mỗi ngày, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây. Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.
Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: "Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!"
___________________________
Đánh đổi
Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.
Chung Riêng
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…
Mẹ tôi
Mẹ sinh tôi giữa ruộng bùn vì lúc có mang tôi cũng là lúc gia đình lâm vào túng quẫn, mẹ đi cấy thuê lặn lội đồng sâu nước độc nên sinh tôi thiếu tháng. Tôi ốm đau èo uột. Mẹ thường cõng tôi qua sông đến nhà thầy thuốc. Tôi khỏe. Nhưng mẹ phải còng lưng ba năm trời để trả nợ.
Lớn lên tôi định bỏ học đi làm sớm. Mẹ quyết nhịn ăn bắt tôi đến trường. Mẹ là tấm gương soi suốt đời tôi.
Hoa mai
Cây mai mang cốt cách người, từ xưa cha ông đã nói vậy. Mai đem thân mình đọ khí tiết xung hàn khắc nghiệt của mùa đông mới bật được những đóa vàng kỳ diệu, giống như người quân tử phải nếm trải trăm cay nghìn đắng, rèn luyện tâm trí, giữ lòng trung hiếu. Nét đẹp ấy chỉ hoa mai mới có. Ngày nay mai được cho vào chậu, chăm bón tối đa, nở theo ý muốn, biết phẩm chất kia có còn lưu dẫn trong tinh thần hoa không? Có còn được coi là một trong tứ quý không?
Tro Ấm
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
"Ông ơi vào ăn cơm"
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
Quả thận
-Chị đau thận nặng, anh tự nguyện san sẻ cho chị một quả thận của mình. Hai năm sau, cuộc tình không thành, chị lấy chồng xa xứ, vẫn thường viết thư về thăm tôi, kể rằng mỗi lần nghe vùng thận nhói đau, chị biết anh đang nhớ đến chị. Anh đi biền biệt lâu rồi tôi không gặp, nhưng tôi tin điều chị nói là thật.
Túi khoai thối
Thử hình dung những cơn giận dữ của ta như những củ khoai, mỗi lần giận là bỏ vào túi một củ, ngày càng nhiều và chúng dần thối đi. Nếu không biết bỏ qua lỗi lầm của người khác, cứ giận họ mãi thì với ta chẳng lợi ích gì, họ cũng chẳng vì ta giận họ mà mập hay ốm đi, còn ta khác nào phải mang theo túi khoai vừa thối vừa nặng. Nếu biết bỏ qua, ta sẽ có nhiều bạn, không còn phiền lòng vì túi khoai thối ấy.
Bàn tay mẹ
Cắt móng tay cho mẹ, chợt nhận ra bàn tay mẹ toàn xương, những lóng tay khô như cọng rạ phơi mất tính hồi sinh. Bàn tay ấy từng tắm rửa cho con, vỗ vào mông để con tròn giấc ngủ.
Áo con lành nhờ bàn tay mẹ. Con đói lòng bàn tay mẹ đút miếng cơm nhai. Giờ hai bàn tay mẹ đã gầy như không còn cách nào gầy nữa. Mẹ cố xỏ sợi chỉ vào lỗ kim nhưng đầu sợi chỉ cứ đưa qua đưa lại không sao xỏ vào được. Con thương mẹ vô cùng.
Ngày Thi Trượt
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
Buổi Sáng Ra Vườn
Sáng sớm ra vườn, thấy một con ốc hưởng ánh nắng mặt trời ở tuốt ngọn cây hoa hồng đầy gai, chị phục nó quá không nỡ giết. Lại thấy con sâu róm đen thui to bằng ngón tay đang vội vã bò đi, nghĩ đến một ngày đẹp trời nó lột xác thành con bướm tuyệt sắc, chị để nó yên.
Buổi chiều, bà chị dẫn về mấy đứa con nít giỡn như quỷ. Chị định la, bỗng nhớ chúng sẽ trở thành người lớn nay mai. Chị mang bánh mời chúng. Ánh mắt chúng đầy vẻ vui mừng biết ơn.
Sưu tầm.
Đăng nhận xét